• BẢO VỆ TOÀN DIỆN
    ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI
    Giải pháp bảo vệ toàn diện, thân thiện với môi trường.
  • BỀN ĐẸP VỚI THỜI GIAN
    BHS
    Chất lượng đỉnh cao với bề mặt đẹp láng mịn và những gam màu sắc nét, tinh tế.
  • Hệ thống phân phối chuyên nghiệp
    Niềm tin của khách hàng là cốt lõi thành công

CUỘC CẠNH TRANH DIỄN RA TRONG NGÀNH SƠN

CUỘC CẠNH TRANH DIỄN RA TRONG NGÀNH SƠN

Thị trường bất động sản nóng trở lại là động lực thúc đẩy mạnh mẽ thị trường sơn phát triển. Tuy nhiên, nó cũng “đánh thức” cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành sơn giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Hiện nay, thị phần sơn ngoại đang chiếm khoảng 60% trên tổng sản lượng tiêu thụ và sơn nội địa chiếm 40% thị phần. Tuy năng lực cạnh tranh của các hãng sơn nội địa còn kém so với các đối thủ ngoại, nhưng nhiều doanh nghiệp sơn nội đã cố gắng chen chân vào thị trường, điển hình là Kova, Đồng Tâm, Tison, Hòa Bình…

Dù bị lép vế song các hãng sơn nội vẫn chứng tỏ rằng, họ không hề e dè tiếp cận thị trường. Không thể đối đầu với sức mạnh tài chính của các tập đoàn nước ngoài, nhưng thời gian qua, nhiều đơn vị đã tung ra những “chiêu thức” khá độc đáo.

Một chuyên gia sơn cho biết: “Trên thị trường sơn và chất phủ nói chung, các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước có thị phần đáng kể. Mức tăng trưởng của thị trường sơn sẽ được cộng hưởng theo đà phục hồi của thị trường bất động sản.

Sơn chủ yếu được bán qua kênh phân phối và cho các công trình, nên việc xây dựng kênh phân phối tạo nên cơ hội cho các doanh nghiệp. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ, nguồn cung ngày càng lớn, cuộc đua về giá và hậu mãi sẽ được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh, đặc biệt là những gương mặt mới”.

Điều không thể phủ nhận, thị trường sơn đang được hỗ trợ bởi thị trường bất động sản đang nóng trở lại với các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi. Với ưu thế về giá, các doanh nghiệp nội cũng đang có nhiều cơ hội để tăng sản lượng và doanh số. Nhiều chủ đầu tư dự án lớn chia sẻ về việc lựa chọn các sản phẩm sơn cho công trình, họ không bỏ tiền ra chỉ để mua các thương hiệu nổi tiếng, mà lựa chọn nhãn hàng phù hợp với từng dự án.

Còn đối với thị trường bán lẻ, theo chia sẻ của một số đại lý sơn trên địa bàn Hà Nội thì người tiêu dùng vẫn hướng sử dụng hàng ngoại.

“Hiện nay, ở cửa hàng thì hãng sơn Jotun đang được bán chạy nhất. Do đây là loại sơn nhà rất tốt, đa dạng về chủng loại, có loại dành cho ngoại thất và nội thất. Có khả năng chống nấm mốc, không chưa APEO và các chất độc hại như thủy ngân, chì. Tuy giá thành có cao hơn so với các hãng sơn khác, nhưng với số lượng ít thì chênh lệch không đáng kể”

Câu chuyện về sơn không chỉ đơn giản là chất lượng, giá thành hay thương hiệu mà còn là màu sắc. Chia sẻ với phóng viên Đầu tư Bất động sản, khách hàng đang đi tìm mua sơn cho biết, nhà là nơi để sinh sống, chở che cho cả gia đình. Đồng thời cũng là nơi tạo ra năng lượng làm việc, khơi sinh và tích lũy cảm xúc... Nhà vượng thì tốt, ngược lại thì xấu. Nhà vượng có nhiều yếu tố tạo nên như: long mạch, thế đất, hình thù, bố cục, quy hoạch... Một trong những thứ liên quan là màu sắc.

Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, cũng có trường hợp chỉ vì thay đổi màu sơn mà chủ đầu tư và khách hàng đang tính kéo nhau ra tòa. Đơn cử như tại dự án New Horizon City - 87 Lĩnh Nam, Hà Nội, dự án đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, chỉ còn công đoạn sơn phủ thêm một lớp áo nữa là xong. Nhưng thay vì màu trắng quảng cáo, chủ đầu tư đổi màu sơn của tòa nhà thành màu vàng. Vậy là mối quan hệ giữa chủ đầu tư và khách hàng trở nên nảy lửa, các cư dân dọa sẽ kéo lên trụ sở của chủ đầu tư để “làm cho ra nhẽ”. Thậm chí, phương án bỏ tiền thuê luật sư theo kiện cũng đã được tính tới.